Các công trình, sáng kiến sẽ được lựa chọn dựa trên tính mới và tính khả thi bởi hội đồng các giám khảo có uy tín trong các lĩnh vực giảng dạy, quản lý giáo dục, phản biện xã hội.
Các công trình, sáng kiến sẽ được lựa chọn dựa trên tính mới và tính khả thi bởi hội đồng các giám khảo có uy tín trong các lĩnh vực giảng dạy, quản lý giáo dục, phản biện xã hội.
Gọi tên thêm một công trình tiêu biểu
Tiếp nối thành công của ba mùa trước, năm nay chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục tiếp tục tìm kiếm các công trình, sáng kiến góp phần đổi mới giáo dục và đào tạo thuộc 3 nhóm nội dung: (1) Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập; (2) sáng chế công cụ phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu; (3) công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục. Các công trình, sáng kiến sẽ được lựa chọn dựa trên tính mới và tính khả thi.
Trong tháng 8 vừa qua, công trình mang tên “Phát triển cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức vật lý phổ thông để giải thích hiện tượng, thiết kế thí nghiệm và chế tạo sản phẩm” của tác giả Lương Tuấn Anh (giáo viên Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, thành phố Hồ Chí Minh) đã được bình chọn là công trình tiêu biểu của tháng với tổng số lượt bình chọn là 4.358 lượt.
Với bản toàn văn dài hơn 20 trang A4, miêu tả chi tiết những giáo án đề xuất đầy tính sáng tạo và thực tiễn trong việc truyền dạy các kiến thức vật lý của khối lớp 10, lớp 11, các bạn trẻ sẽ biết cách lên ý tưởng, thiết kế thí nghiệm, đo đạc hằng số hoặc chứng minh nội dung của định luật - định lý tương ứng, chế tạo ra sản phẩm cụ thể được vận hành trên cơ sở lý thuyết vừa học.
Bên cạnh đó, có những bài học mà quá trình học sinh làm thí nghiệm và chế tạo sản phẩm theo yêu cầu đặt ra của giáo viên sẽ giúp học sinh tự rút ra được nội dung của kiến thức cần đạt và giải thích được một vấn đề hoặc thách đố nào đó mà giáo viên đã nêu ra từ đầu bài học.
Các học sinh hào hứng khoe tác phẩm của mình sau tiết học của thầy Tuấn Anh.
Tin rằng, thông qua những đề xuất này, thầy cô và người hướng dẫn sẽ phần nào xóa bỏ được hiện tượng “học chay, học vẹt” trên ghế nhà trường, tăng tính thú vị trong từng tiết học, giúp học sinh nâng cao khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng thực hành thí nghiệm và chế tạo sản phẩm. Phạm vi ứng dụng của những đề xuất trên không chỉ gói gọn trong những tiết học vật lý mà còn trong những giờ học khác như lịch sử, hóa học, văn học xã hội..., để từ đó, các em sẽ biết và khao khát vận dụng các kiến thức đã học trên sách vở vào các sự việc, hiện tượng gần gũi trong cuộc sống.
Triển khai chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2019 tại Thái Nguyên và Huế
Nhằm tạo môi trường để thanh niên, trí thức trẻ thực hiện, đề xuất các công trình, sáng kiến góp phần đổi mới giáo dục, ngày 22-8, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp với Tỉnh đoàn Thái Nguyên và thành phố Huế tổ chức hội nghị triển khai chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2019.
“Tri thức trẻ vì giáo dục” là cuộc thi do Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo Tuổi Trẻ và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức, dành cho đối tượng dự thi là công dân Việt Nam dưới 35 tuổi đang học tập, sinh sống tại Việt Nam và nước ngoài. Các công trình, sáng kiến sẽ được lựa chọn dựa trên tính mới và tính khả thi bởi hội đồng các giám khảo có uy tín trong các lĩnh vực giảng dạy, quản lý giáo dục, phản biện xã hội.
Ban tổ chức sẽ trao giải thưởng cho tối đa 15 công trình, sáng kiến được vào vòng chung kết, trong đó giải thưởng “Tri thức trẻ vì giáo dục” được trao tặng cho tối đa 5 công trình, sáng kiến xuất sắc, tiêu biểu. Phần thưởng gồm: Kỷ niệm chương “Tuổi trẻ sáng tạo” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiền thưởng 100 triệu đồng/công trình, sáng kiến.
Cùng xem các trí thức trẻ đóng góp ý tưởng của mình tại cuộc thi “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2019 tại đây.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức sẽ trao giải thưởng “Cống hiến” gồm Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiền thưởng 10 triệu đồng/công trình, sáng kiến cho các công trình còn lại được vào vòng chung kết và một số giải thưởng phụ khác.
Ban giám khảo vẫn đang chờ đợi…
Đại diện thành viên ban giám khảo, Tiến sĩ Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ mong muốn, trong thời gian tới, các công trình này sẽ có giá trị thực sự với khoa học và thực tiễn để phục vụ cho sự phát triển của đất nước và đặc biệt là sự nghiệp giáo dục.
Tiến sĩ Nguyễn Quân nhấn mạnh: “Chúng tôi kỳ vọng trong năm nay và các năm tiếp nữa sẽ có nhiều đề tài dự thi quan tâm đến trẻ em khuyết tật, bệnh nan y... Như thế sản phẩm cũng như chương trình càng mang lại ý nghĩa lớn hơn cho xã hội. Trước đây yếu tố thương mại hóa, ứng dụng vào thực tiễn còn chưa được quan tâm quá nhiều, nhưng giờ đây chúng ta cần phải tập trung định hướng, chú trọng hơn nữa, vì các công trình đều xuất phát từ thực tiễn nếu không chú ý đến tính thương mại hóa thì các đề tài ứng dụng vào cuộc sống sẽ khó và không hiệu quả. Chính vì thế, các cơ quan, tổ chức cũng nên là đầu mối tìm kiếm các nhà đầu tư, hỗ trợ để đưa các giải thưởng của cuộc thi nhanh chóng được ứng dụng vào thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển”.
Ngày 12-9, hội thảo "Tri thức trẻ vì giáo dục" diễn ra tại Đà Nẵng - địa điểm cuối cùng nằm trong kế hoạch tổ chức hội thảo với mục tiêu tuyên truyền thông tin, giải đáp thắc mắc, kêu gọi trí thức trẻ tự tin và tích cực đóng góp công trình có ý nghĩa cho nền giáo dục của nước nhà.
Chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2019 nhận hồ sơ từ ngày 2-5-2019 đến ngày 30-9-2019. Bình chọn hằng tháng tại website www.trithuctre.doanthanhnien.vn từ ngày 2-5 đến 30-10-2019. Chấm sơ khảo và công bố các công trình, sáng kiến lọt vào chung khảo (tối đa 15 công trình, sáng kiến): Trước ngày 1-11-2019. Chấm chung khảo và lễ trao giải: Dự kiến 10-11-2019 Tác giả gửi bộ hồ sơ dạng file tới địa chỉ email: trithuctrevigiaoduc@gmail.com, gồm các tài liệu bắt buộc: Bản đăng ký theo mẫu của chương trình; Bản tóm tắt về công trình, sáng kiến (không quá một trang giấy A4); Bản toàn văn và các phụ lục, hình ảnh, video clip minh họa, bản vẽ kỹ thuật kèm theo (nếu có); 1 ảnh chân dung bán thân. |