Tiếp sức thí sinh sẽ quy mô hơn

Ngày : 04-12-2019
Trả lời phỏng vấn của Thanh Niên, tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long, cho biết để phù hợp với sự thay đổi của kỳ thi, chương trình “Tiếp sức mùa thi” sẽ được tổ chức quy mô hơn.
 
Mặc dù thi tại địa phương nhưng thí sinh từ các huyện xa vẫn phải lặn lội đến các cụm thi
Mặc dù thi tại địa phương nhưng thí sinh từ các huyện xa vẫn phải lặn lội đến các cụm thi
 
Năm nay, kỳ thi THPT quốc gia được chia thành nhiều cụm ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Trả lời phỏng vấn của Thanh Niên, tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long, cho biết để phù hợp với sự thay đổi của kỳ thi, chương trình “Tiếp sức mùa thi” sẽ được tổ chức quy mô hơn.
 
Bộ GD-ĐT có một số thay đổi về kỳ thi THPT quốc gia. Như vậy, Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi quốc gia có những điều chỉnh như thế nào để phù hợp với những thay đổi này?
 
Bộ GD-ĐT vẫn tiếp tục sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để làm 2 nhiệm vụ là xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ. Tuy nhiên, các thí sinh (TS) sẽ thi trực tiếp tại địa phương thay vì thi tại các cụm thi theo khu vực quy định như năm trước. Mỗi tỉnh sẽ có ít nhất một cụm thi. Và số cụm thi năm nay chắc chắn sẽ nhiều hơn số cụm thi năm ngoái. Vì vậy, về quy mô sẽ phải có nhiều đội tiếp sức hơn năm 2015. Với phương châm “ở đâu có TS, ở đó có màu áo xanh tiếp sức mùa thi”, chúng tôi sẽ lập đội hình tiếp sức ngay tại từng địa phương với tiêu chí đảm bảo một cụm thi phải có một đội tình nguyện tiếp sức.
 
Đối tượng tham gia hỗ trợ vẫn là sinh viên, thanh niên. Giai đoạn tập huấn kỹ năng cho các tình nguyện viên vẫn được chú trọng dù rằng có thể công tác này khó khăn hơn các năm trước do phải triển khai đến tận các cụm thi ở địa phương. Chúng tôi tập trung hỗ trợ TS việc đi lại, ăn ở và truyền đạt cho TS những kinh nghiệm thi hiệu quả.
 

Việc hỗ trợ để TS yên tâm thi cử và phát huy hết năng lực bản thân là điều có ý nghĩa lớn. Ban tổ chức chương trình sẽ phát huy kinh nghiệm nhiều năm tổ chức “Tiếp sức mùa thi” để tập trung hỗ trợ các TS

Tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa

“Điểm nóng” của mùa tuyển sinh năm nay không chỉ tập trung vào khoảng thời gian thi THPT quốc gia, mà còn dồn vào thời điểm xét tuyển ĐH, CĐ. Chương trình có hỗ trợ TS ở thời điểm quan trọng này?
 
Mùa tuyển sinh năm nay, Bộ GD-ĐT đã có nhiều điều chỉnh về quy chế xét tuyển, điển hình là việc TS sẽ được đăng ký 2 trường nhưng không được thay đổi nguyện vọng. Theo đánh giá của chúng tôi, những điều chỉnh này sẽ phát huy hiệu quả trong mùa thi năm nay.
 
Về phía chương trình, chúng tôi vẫn tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến “Tiếp sức mùa thi”. Ngoài các nội dung tư vấn về quy chế tuyển sinh, tư vấn ôn thi, hình thức hỗ trợ… các chuyên gia sẽ trực tiếp giải đáp chi tiết những thắc mắc về giai đoạn xét tuyển. Điều này sẽ giúp phụ huynh và các TS chủ động về mặt thông tin và tự tin ở giai đoạn xét tuyển. Thêm vào đó, chúng tôi còn phát hành cẩm nang Tiếp sức mùa thi với thông tin chi tiết về quy chế xét tuyển và đẩy mạnh đưa thông tin về quy chế này trên các website, mạng xã hội và trên nhiều báo đài khác.
 
Việc hỗ trợ để TS yên tâm thi cử và phát huy hết năng lực bản thân là điều có ý nghĩa lớn. Vì vậy, ban tổ chức chương trình sẽ phát huy kinh nghiệm nhiều năm tổ chức “Tiếp sức mùa thi” để tập trung hỗ trợ các TS.
 
Thưa ông, tất cả các tỉnh thành đều tổ chức thi THPT quốc gia, có ý kiến cho rằng TS và gia đình có thể “tự lo được”, không cần phải “tiếp sức” nữa. Ông nói gì trước những ý kiến này?
 
Tôi không đồng tình với ý kiến này. Mặc dù trên danh nghĩa là thi tại địa phương, nhưng vì đa số các cụm thi tại mỗi tỉnh chủ yếu nằm ở khu vực trung tâm nên các TS từ các vùng sâu, huyện xa vẫn phải lặn lội đến các cụm thi trung tâm này để dự thi. Nỗi lo về tài chính, chỗ ở, phương tiện đi lại, việc ăn uống của các TS vẫn còn đó. Vì vậy, vai trò của “Tiếp sức mùa thi” không có gì thay đổi so với những năm trước.
 

Tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa

Tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa

Ngoài những nỗi lo trên, dù quy chế thi có thay đổi nhưng tâm lý hồi hộp, lo lắng của các TS trước một kỳ thi quan trọng vẫn luôn hiện hữu. Lúc này, những chia sẻ về kinh nghiệm thi cử, về niềm vui của giảng đường… từ các tình nguyện viên luôn là nguồn động viên tinh thần lớn đối với mỗi TS. Sức sống suốt 15 năm của “Tiếp sức mùa thi” tồn tại phần nào dựa trên những giá trị tinh thần đó.
 
Tôi cho rằng vào mùa thi năm nay, hàng trăm ngàn TS cả nước vẫn cần được “tiếp sức” về mặt vật chất lẫn tinh thần. “Tiếp sức mùa thi” vẫn phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong hành trình tìm kiếm cơ hội đến với đến giảng đường ĐH của nhiều thí sinh.
 
Đã 15 năm trực tiếp làm “Tiếp sức mùa thi”, ông có thể chia sẻ một chút về nguồn gốc của ý tưởng chương trình?
 
Tôi nhớ rằng vào thời điểm những năm 2000, kỳ thi ĐH, CĐ là tâm điểm chú ý của cả nước, không chỉ vì tầm quan trọng của nó mà chủ yếu vì sự phức tạp của kỳ thi này. Thời điểm đó, dư luận nói nhiều về “1.001 cái khổ” của các TS chân ướt, chân ráo từ các vùng quê lặn lội lên các thành phố lớn thi ĐH. Vì khó khăn về tài chính nên nhiều TS chịu đói, chịu khổ khi đi thi; vì thiếu thông tin nên nhiều TS và phụ huynh bị “cò” lừa đảo và lâm vào cảnh tiền mất tật mang. Thời đó, với các TS và phụ huynh, áp lực thi cử không đáng sợ bằng nỗi lo bị lừa, nỗi lo không có chỗ ở hay lạc đường. Con đường đến với cánh cửa đại học cũng vì thế mà gian nan hơn bao giờ hết.
 
Trước tình hình khá bất cập đó, nhiều tổ chức, cá nhân cũng nhận thấy rằng đã đến lúc phải hành động để san sẻ những nỗi lo của phụ huynh, học sinh nhưng hành động như thế nào để hiệu quả và tạo thành một phong trào là bài toán không dễ. Ngoài hoạt động độc lập của một số nhóm thiện nguyện vào lúc đó, Tập đoàn Thiên Long quyết định phối hợp với T.Ư Hội Sinh viên VN, Bộ GD-ĐT và Báo Thanh Niên để xây dựng nên một chương trình “Tiếp sức mùa thi” mang tính dài hơi. Chương trình ngay lập tức nhận được sự đón nhận của đông đảo tình nguyện viên và các TS.

Theo Thanh Niên

Đăng Trình (thực hiện)

04.12.2019
Chuẩn bị bắt đầu chương trình Tiếp Sức Mùa Thi trên tất cả 63 tỉnh thành
Sáng ngày 18/6, Lễ ra quân toàn quốc Chương trình "Tiếp Sức Mùa Thi" 2016 sẽ được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng. Năm 2016 là năm đầu tiên chương trình Tiếp Sức Mùa Thi tổ chức tại 63/63 tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc để phù hợp với sự thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2016.
04.12.2019
Chính thức khởi động chương trình Tiếp Sức Mùa Thi trên tất cả 63 tỉnh thành
Sáng ngày 18/6, tại Đà Nẵng, hơn 3000 tình nguyện viên đã tham dự Lễ ra quân toàn quốc chương trình Tiếp Sức Mùa Thi 2016. Đây là năm thứ 15 Tiếp Sức Mùa Thi được tổ chức với nhiều thay đổi mới. Tập đoàn Thiên Long tiếp tục đồng hành cùng chương trình ý nghĩa này.
04.12.2019
Lần đầu tiên 63 tỉnh, thành giúp thí sinh
Năm nay, kỳ thi THPT quốc gia được chia thành nhiều cụm ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Để phù hợp với sự thay đổi của kỳ thi, chương trình Tiếp sức mùa thi được tổ chức tại 63/63 tỉnh, thành.
04.12.2019
Tiếp sức thí sinh sẽ quy mô hơn
Trả lời phỏng vấn của Thanh Niên, tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long, cho biết để phù hợp với sự thay đổi của kỳ thi, chương trình “Tiếp sức mùa thi” sẽ được tổ chức quy mô hơn.
04.12.2019
Thiên Long đồng tổ chức Tư vấn truyền hình trực tuyến mùa thi 2016
Vào lúc 14 giờ ngày 24.6.2016, Trung ương Hội sinh viên phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo Thanh Niên và Tập đoàn Thiên Long tổ chức buổi tư vấn trực tuyến truyền hình chương trình Tiếp sức mùa thi với chủ đề “Đồng hành cùng thí sinh” tại địa chỉ: www.thanhnien.vn.
04.12.2019
TP.HCM sẽ ra quân Tiếp sức mùa thi 2016 vào ngày 25.6
Vào ngày 25.6, hơn 3000 sinh viên tình nguyện sẽ tham gia Lễ ra quân chương trình “Tiếp sức mùa thi 2016” tại TP.HCM. Không chỉ hỗ trợ thí sinh trong giai đoạn thi cử, năm 2016, TP.HCM sẽ hỗ trợ thí sinh trong giai đoạn nộp hồ sơ xét tuyển đại học.