Sẽ kể câu chuyện phi thường về người thầy

Ngày : 04-12-2019

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô' năm nay, sẽ kể những câu chuyện phi thường về thầy giáo mang quân hàm xanh. 


Các chiến sĩ biên phòng ngoài nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc còn trực tiếp tham gia vào công tác dạy học

Chắc chắn những câu chuyện về tinh thần vượt khó và sự hy sinh thầm lặng của các “chiến sĩ giáo dục” sẽ thổi bùng truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt...

Ông Nguyễn Đình Tâm, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long - đơn vị đồng tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” nói với Thanh Niên như thế.

Ông Tâm cũng cho biết nhiều năm qua, các cán bộ và chiến sĩ bộ đội biên phòng bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, hỗ trợ chính quyền và bà con nhân dân vùng biên giới, hải đảo phát triển kinh tế, còn trực tiếp tham gia vào công tác dạy học, xóa mù chữ, vận động các em học sinh đến trường.

Ông đánh giá như thế nào sau khi tham gia những chuyến thăm các thầy giáo đặc biệt này?


Như các năm trước, những chuyến thăm các thầy giáo mang“quân hàm xanh” vẫn sẽ diễn ở ba miền Bắc - Trung - Nam nhằm động viên tinh thần và chia sẻ cùng các thầy. Chúng tôi luôn muốn trực tiếp lắng nghe những chia sẻ, trăn trở của các thầy giáo về chuyện nghề, chuyện đời để tổ chức các hoạt động của chương trình thiết thực và ý nghĩa.
 
 
Sẽ kể câu chuyện phi thường về người thầy - ảnh 2

Nếu thiếu những người thầy giáo mang “quân hàm xanh”, thì trẻ em vùng sâu vùng xa vốn đã chịu nhiều thiệt thòi, sẽ không bao giờ biết đến con chữ, không bao giờ được tận hưởng niềm vui học tập

Sẽ kể câu chuyện phi thường về người thầy - ảnh 3

Nguyễn Đình Tâm 

Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long

 
Trong những chuyến thăm này, nghị lực phi thường và tình yêu nghề của các thầy cô giáo được truyền tải chân thật qua lời kể khách quan của các học sinh, các đồng nghiệp, người thân của các thầy cô giáo… Từ những nhân vật cụ thể với những câu chuyện chân thật, “Chia sẻ cùng thầy cô” muốn truyền những thông điệp tốt đẹp về giá trị của người thầy và giá trị của nghề giáo - nghề vất vả nhưng đầy cao quý.

Năm nay, những chuyến đi của chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” với điểm dừng chân tại các đồn biên phòng tỉnh Lào Cai và sắp tới là các tỉnh Tây nguyên và miền Nam. Chúng tôi tin rằng năm nay, câu chuyện về tình thầy - trò, tình quân - dân và hơn hết là tình cảm gắn bó như những người thân trong gia đình giữa thầy giáo mang “quân hàm xanh” và các học trò, sẽ là một điểm sáng của chương trình với sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.

Ông kỳ vọng những gì qua chương trình chia sẻ này?

Chương trình tin rằng các chiến sĩ biên phòng làm công tác dạy học vẫn xứng đáng nhận được sự sẻ chia và tuyên dương của toàn xã hội vì ngoài nhiệm vụ thiêng liêng là bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, các chiến sĩ bộ đội biên phòng còn đang góp phần tích cực vào công tác xóa mù chữ cho trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa.

Từ “chiến sĩ giáo dục” là từ chính xác để miêu tả những thầy cô vừa cầm súng vừa cầm phấn ở những nơi xa xôi của đất nước. Nếu thiếu những con người ấy, trẻ em vùng sâu vùng xa vốn đã chịu nhiều thiệt thòi, sẽ không bao giờ biết đến con chữ, không bao giờ được tận hưởng niềm vui học tập.

Chính vì vậy, chương trình muốn truyền những câu chuyện cảm động về tấm lòng của người thầy và tình thầy - trò từ những nơi xa xôi nhất của Tổ quốc.

Là một người xuất thân từ lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ, ông nhận định như thế nào, khi mà thời buổi công nghệ nhiều người lo rằng vai trò của người thầy sẽ giảm sút, thậm chí là bị thay thế vì các em học sinh có điều kiện học tập qua mạng?

Tôi cho rằng công nghệ có sức mạnh lớn với khả năng thay thế hiệu quả con người trong nhiều lĩnh vực, nhưng tôi khẳng định rằng không thể có chuyện công nghệ thay thế vai trò người thầy.

Tôi không thể tưởng tượng nổi loại máy móc hay phần mềm nào có thể mang đến sự yêu thương và truyền dạy tinh thần ham học hỏi cho các học trò như cách các thầy cô giáo đang làm. Hơn thế, không chỉ truyền dạy kiến thức, các thầy cô còn dạy cách làm người, thử hỏi “máy móc, phần mềm nào làm được điều thiêng liêng ấy”.

 

Mỗi cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng được tuyên dương năm nay, sẽ được nhận một sổ tiết kiệm 10 triệu đồng, bằng khen của T.Ư Hội LHTN VN, biểu trưng của chương trình, cùng các hình thức khen thưởng khác của Bộ Quốc phòng, Bộ GD- ĐT. Đồng thời, các đồn biên phòng nơi có các cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương, sẽ được tặng các bộ đồ dùng học tập từ Tập đoàn Thiên Long - đơn vị đồng tổ chức chương trình để phục vụ cho việc dạy học.Dự kiến lễ tuyên dương chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo VN 20.11, tại thủ đô Hà Nội.

04.12.2019
Họp báo chương trình Chia Sẻ Cùng Thầy Cô năm 2016 sẽ diễn ra vào ngày 13/7
Vào sáng ngày 13.7, tại Hà Nội, Tập đoàn Thiên Long phối hợp cùng Trung ương Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam và Bộ Giáo dục sẽ tổ chức buổi họp báo giới thiệu chương trình Chia Sẻ Cùng Thầy Cô năm 2016. Năm nay, chương trình triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ giáo viên vùng biển đảo.
04.12.2019
Thiên Long chia sẻ khó khăn cùng thầy cô vùng biển đảo
Sáng nay 13/7/2016, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức Họp báo giới thiệu Chương trình "Chia Sẻ Cùng Thầy Cô" 2016.
04.12.2019
Sưởi ấm lòng giáo viên biển đảo
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô 2016” đang thực hiện hành trình đến thăm hỏi, động viên các thầy cô biển đảo từ Bắc đến Nam.
04.12.2019
Phó Chủ tịch nước gặp mặt 42 giáo viên tiêu biểu vùng biển đảo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh vừa có cuộc gặp mặt 42 giáo viên tiêu biểu vùng biển đảo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo
04.12.2019
Những thầy cô nhận hoa dại, cá khô nhân ngày 20/11
Dạy học ở các xã đảo, điều kiện thiếu thốn, món quà ngày Nhà giáo Việt Nam chỉ đơn giản là hoa dại, cá khô, nhưng thầy cô thấy "quý hơn nhiều thứ vật chất trên đời".
04.12.2019
Chiến sĩ ngày canh biên giới, đêm xóa mù chữ cho phụ nữ U50
7h30 tối hàng ngày, anh Phạm Công Khanh có mặt ở lớp xóa mù chữ. Anh hạnh phúc khi được học viên U50 gọi là ‘thầy giáo biên phòng’.