Ứng dụng từ điển thuật ngữ sinh học của cô giáo vùng cao

Ngày : 16-11-2020

TPO - Nhận thấy bộ môn sinh học có khối kiến thức rộng, nhiều thuật ngữ chuyên ngành “khó nhằn”, hai cô giáo Nguyễn Thị Sâm và Vũ Thị Hạt, Trường THPT số 2 Bảo Thắng (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) đã xây dựng ứng dụng “tra cứu thuật ngữ sinh học” để giúp các em học sinh tìm kiếm nhanh, chính xác các thông tin, khái niệm, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả học tập.

Hai cô giáo vùng cao Nguyễn Thị Sâm, Vũ Thị Hạt xây dựng thành công ứng dụng "tra cứu thuật ngữ Sinh học" cài đặt đơn giản, không cần Internet.

Cài đặt đơn giản, nhanh chóng không cần Internet

 “Sinh học chưa bao giờ là một môn học “dễ nuốt” với các em học sinh phổ thông. Đây là môn khoa học nghiên cứu về sự sống nên kiến thức rất rộng bao gồm từ mức độ phân tử đến tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển”, cô giáo Nguyễn Thị Sâm mở đầu câu chuyện. Theo cô Sâm, nếu muốn học tốt môn học này, trước tiên phải nắm được những khái niệm cơ bản, hiểu bản chất của chúng song song với việc hệ thống hóa được các nội dung kiến thức đã học. Tuy nhiên, số lượng khái niệm sinh học khá lớn, nếu học sinh tra cứu tìm thông tin trong các quyển sách giáo khoa, từ điển thì sẽ tốn rất nhiều thời gian. “Nếu tra cứu trên mạng thì các em lại tìm được rất nhiều thông tin khác nhau mà không biết lựa chọn thông tin nào cho đúng, trong khi đó các ứng dụng tra cứu thuật ngữ sinh học hiện nay vẫn chưa có ở Việt Nam”, cô Sâm chia sẻ.

Bên cạnh đó, một thực tế là, ở các vùng cao xa xôi, nhiều nơi không có mạng hoặc mạng 3G, 4G rất yếu, không ổn định nên việc tìm kiếm thông tin qua Internet còn hạn chế. “Do đó, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và viết ứng dụng tra cứu thuật ngữ sinh học. Ứng dụng mà chúng tôi tạo ra được cài đặt đơn giản, tốc độ tìm kiếm nhanh chóng, chính xác mà không cần kết nối internet sẽ là một giải pháp hữu hiệu giúp cho người học tìm kiếm nhanh thông tin về các thuật ngữ, khái niệm sinh học”, cô Nguyễn Thị Sâm nói.

Gần 90% học sinh sử dụng có hiệu quả

Cô giáo Vũ Thị Hạt cho biết, ứng dụng “tra cứu thuật ngữ sinh học” là một phần mềm ứng dụng được viết bằng ngôn ngữ lập trình C#, kết hợp sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access để lưu trữ dữ liệu. Toàn bộ nội dung định nghĩa cho các thuật ngữ được lấy chủ yếu từ sách Từ điển Sinh học và sách giáo khoa Sinh học lớp 10, 11, 12 đã được chọn lọc, chuẩn hoá. Ứng dụng có thể cài đặt và sử dụng dễ dàng trên máy tính. Giao diện ứng dụng gồm ba ô: 1 ô để nhập từ khóa thuật ngữ cần tìm kiếm, 1 ô chứa danh sách các thuật ngữ, 1 ô chứa kết quả tìm kiếm. Học sinh chỉ cần nhập từ khóa vào ô tìm kiếm hoặc chọn từ cần biết ở ô danh sách các từ khóa, khi đó kết quả sẽ hiện ra ở ô kết quả.

Các em học sinh thích thú sử dụng ứng dụng bởi hiệu quả cao.

Mất khoảng 5 tháng để hoàn thiện ứng dụng, hai cô giáo Nguyễn Thị Sâm và Vũ Thị Hạt đã cho các học sinh trong trường dùng thử nghiệm sản phẩm ngay học kì I năm học 2019 – 2020. Kết quả khảo sát trên 814 em trường THPT số 2 Bảo Thắng sau khi sử dụng ứng dụng đã cho thấy 89,5% học sinh chọn đã sử dụng có hiệu quả. Đây là một kết quả ấn tượng thể hiện được tính khả thi, hiệu quả của ứng dụng trong việc phục vụ học tập môn Sinh học trong nhà trường hiện nay. 

Trong tương lai, cô Sâm và cô Hạt sẽ phát triển ứng dụng để có thể cài đặt trên điện thoại thông minh, thêm hình ảnh để minh họa cho các thuật ngữ và thêm chức năng tìm kiếm bằng giọng nói. Hai cô giáo vùng cao hy vọng, ứng dụng sẽ được sử dụng rộng rãi trong các trường học phổ thông trên cả khắp nước để giúp mang lại kết quả tốt hơn trong việc học môn Sinh.

Ứng dụng “tra cứu thuật ngữ sinh học” được cô giáo Nguyễn Thị Sâm và Vũ Thị Hạt mng đi tham dự cuộc thi “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2020 do T.Ư Đoàn phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

04.12.2019
Thiên Long đồng hành cùng “Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục”
“Với chương trình “Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục”, chúng tôi muốn trao cho tuổi trẻ một cơ hội để “thỏa chí bình sinh” và thể hiện tài năng, sự cống hiến. Tri thức không có tuổi. Tuy nhiên, chúng tôi muốn tập trung nhắm đến những tri thức trẻ” – Đó là chia sẻ của tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa – Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Long tại buổi Họp báo giới thiệu chương trình “Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục” diễn ra vào ngày 28/4 tại Hà Nội.
04.12.2019
Tạo điều kiện cho thế hệ trẻ đóng góp vào sự nghiệp giáo dục
Bên lề buổi Họp báo chương trình “Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục” diễn ra vào ngày 28/4/2016 tại Hà Nội, báo Sài Gòn Giải Phóng có cuộc trao đổi với tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa – Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Long về những kỳ vọng của ông đối với tri thức trẻ và tinh thần “vượt khó” của Thiên Long khi theo đuổi con đường “vì sự phát triển của giáo dục”.
04.12.2019
Công văn của Bộ Giáo dục và Đào về chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục
GD&TĐ - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD&ĐT, các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ, trung cấp về việc phối hợp tổ chức chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục”.
04.12.2019
"Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục" Thu Hút Sự Tham Gia Của Người Trẻ
Sau hơn một tháng phát động, chương trình “Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục” đã thu hút sự tham gia của người trẻ từ khắp mọi miền đất nước. Mỗi bài dự thi đề cập đến một vấn đề giáo dục khác nhau với cách thức trình bày riêng nhưng đều gặp nhau ở nỗi niềm trăn trở và khát khao cống hiến cho giáo dục của trí thức trẻ Việt Nam.
04.12.2019
15 công trình cạnh tranh để nhận giải thưởng 500 triệu đồng
Từ 15 công trình xuất sắc nhất vừa được công bố của cuộc thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục, ban giám khảo chung khảo cuộc thi sẽ chọn ra tối đa 05 công trình tiêu biểu nhất để nhận giải thưởng 100 triệu đồng/công trình.
04.12.2019
​Tuyên dương 42 thầy, cô giáo tiêu biểu nơi đảo xa
Tối 12-11 tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp Bộ GD-ĐT và Tập đoàn Thiên Long tổ chức lễ tuyên dương 42 thầy, cô giáo tiêu biểu đang công tác tại các huyện, xã đảo.