Dạy trẻ cách phát huy sáng tạo

Ngày : 04-12-2019

“Hướng dẫn sử dụng vật liệu tạo hình sáng tạo” là chương trình tập huấn chuyên môn do nhãn hiệu Colokit của Tập Đoàn Thiên Long phối hợp cùng ngành giáo dục thực hiện.Bước sang năm thứ 2,chương trình đã tạo được hiệu ứng tốt khi chia sẻ cho giáo viên mầm non (GVMN) nhiều kỹ năng mới, giúp trẻ phát triển tư duy hình ảnh vàóc sáng tạo. Giảng viên chính là Thạc sĩ Lê Thị Liên Hoan,một chuyên gia uy tín và nhiều tâm huyết trong ngành giáo dục mầm non.

Thạc sĩ Lê Thị Liên Hoan: Các sản phẩm tạo hình Colokit của Tập Đoàn Thiên Long hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu dạy và học sáng tạo với tính năng an toàn cao cho trẻ. Thiết kế sản phẩm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhỏ,không độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

 

Óc sáng tạo của trẻ cần được hình thành và nuôi dường từ nhỏ, trong đó không thể phủ nhận vai trò của gia đình và trường học là nơi nuôi dưỡng, đặt nền móng cho tư duy sáng tạo của bé. Thạc sĩ Lê Thị Liên Hoan là một người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong giáo dục mầm non chia sẻ: Đa số chúng ta đều được sinh ra với ít nhiều bản năng sáng tạo.Nếu được khuyến khích và rèn luyện ngay từ nhỏ thì sau này mới biến nó trở thành năng lựcthực sự trong cuộc sống.

Cô Nguyễn Thu Hằng, Hiệu trưởng trường Mầm non Lê Bình (Cái Răng, Cần Thơ): “Đây là một chương trình rất thú vị và bổ ích. Giáo viên có thể vận dụng kiến thức của buổi tập huấn để đưa vào tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình, sáng tạo mọi lúc mọi nơi mà không gây cho trẻ sự nhàm chán. Việc sử dụng kết hợp các vật liệu tạo hình hay các sản phẩm mỹ thuật để tạo ra tác phẩm sáng tạo không khó, bởi vì sự đa dạng của vật liệu tạo hình và các sản phẩm mỹ thuật sẽ giúp giáo viên và trẻ dễ dàng thực hiện ý tưởng của mình”.

 

Trẻ ở độ tuổi này luôn có những suy nghĩ táo bạo khác thường, mọi thứ trẻ tạo ra khác xa so với thực tế. Đằng sau những mẩu giấy xé dán, nét vẽ nguệch ngoạc là những câu chuyện hoàn toàn logic với tư duy của trẻ. Trẻ gửi gắm vào sản phẩm của mình các ý tưởng và cảm xúc về mọi sự vật và hiện tượng xung quanh. Trẻ được khuyến khích tự do sáng tạo với ý tưởng của mình càng nhiều thì càng có cơ hội để phát triển trí thông minh. Do đó, phụ huynh và giáo viên cần cổ vũ, hỗ trợ và tôn trọng để giúp trẻ mạnh dạn thể hiện bản thân.

Theo cô Liên Hoan, để dạy tốt hoạt động tạo hình, giáo viên có thể trau dồi thêm kỹ thuật sử dụng và kết hợp các vật liệu trong tạo hình sáng tạo thông qua việc tham khảo thông tin trên internet. Đặc biệt trong quá trình học tập, giáo viên nên tôn trọng khuyến khích, không nên nhận xét tiêu cực khi trẻ làm sai điều gì đó, như thế mới giúp trẻ thấy thoải mái để tiếp tục suy nghĩ và dám thể hiện bản thân ở những lần học tiếp theo.
Không nên áp đặt các ý tưởng của trẻ theo một khuôn khổ cứng nhắc, mà ngược lại nên khuyến khích sự khác biệt trong các sản phẩm tạo hình của trẻ. So với các trường quốc tế, trẻ em Việt Nam vẫn chưa có cơ hội sử dụng được nhiều sản phẩm tạo hình đa dạng. Hy vọng trong tương lai điều này sẽ được thay đổi.