Có một cảm xúc thiêng liêng không kém tình mẫu tử, tiếp sức mạnh và truyền lửa đam mê cho nhiều thế hệ vượt qua thử thách, đó chính là tình thầy trò.

Ngày : 23-11-2020

Có một cảm xúc thiêng liêng không kém tình mẫu tử, tiếp sức mạnh và truyền lửa đam mê cho nhiều thế hệ vượt qua thử thách, đó chính là tình thầy trò.

Không phải tiếng thưa dạ, những bó hoa hay sự ca ngợi, trải nghiệm tuổi 22 của cô Nguyễn Thị Ái Vân để lại nhiều day dứt mãi về sau. “Đó là tiết học đầu tiên tại trường THCS xã Cảm Ân, huyện Yên Bình, Yên Bái. Vì hồi hộp, lo lắng, khi thấy một học sinh đi khập khiễng vào lớp, tôi nghiêm giọng nhắc em đi thẳng người. Khi lớp trưởng cho biết em bị khuyết tật, nỗi dằn vặt dâng lên trong lòng bởi tôi đã vô tình chạm vào nỗi đau của người khác”, cô Vân nhớ như in cảm xúc bấy giờ.

Sau trải nghiệm ấy, cô xin chuyển công tác về Trung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (nay là Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái), bất chấp nhiều người can ngăn vì công việc mới trăm bề khó khăn. Đã 16 năm kể từ quyết định táo bạo, cô Vân vẫn miệt mài gắn bó, chứng kiến biết bao thế hệ trưởng thành và ra đi hiện thực hoá ước mơ.

Có một nghề mang tên nghề giáo

Có một nghề bụi phấn bám đầy tay

Người ta bảo đó là nghề trong sạch nhất

Có một nghề không trồng cây vào đất

Mà mang lại cho đời đầy trái ngọt hoa tươi.

GS.TS KH Đinh Văn Nhã

Từ năm 2015, mỗi độ cuối tháng 10 đầu tháng 11, chuyến xe chở ban tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” lại lên đường, băng đèo, vượt suối đến điểm trường ở các bản làng cao, vùng biên giới hải đảo để thăm hỏi và lắng nghe câu chuyện của những giáo viên đầy nghị lực như cô Nguyễn Thị Ái Vân. Họ phải vượt lên thử thách, vật lộn với nhiều khó khăn để thực hiện sứ mệnh trồng người cao cả.

Trong 5 năm, chương trình đã gọi tên nhiều giáo viên đặc biệt như người gánh chữ lên non cao, cắm đảo vì học trò hay mang quân hàm xanh ngày giữ biên cương, đêm thắp đèn dạy học. Trong số đó có cả nững thầy cô dạy trẻ khuyết tật miệt mài “thắp sáng những ngọn nến cong”, hay vượt qua giới hạn bất đồng ngôn ngữ, văn hóa với học sinh dân tộc thiểu số…

Thấu hiểu hy sinh của người đưa đò, 6 năm liền Thiên Long kể câu chuyện về 63 giáo viên “sinh ra từ bản”. Cũng trong ngần ấy thời gian, gần 300 giáo viên hoàn cảnh khó khăn, điều kiện công tác khắc nghiệt, môi trường thiếu thốn có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy được ban tổ chức tri ân.

Năm nay có phần khác hơn, “Chia sẻ cùng thầy cô” đặc biệt tôn vinh những giáo viên hướng đến giáo dục tiên tiến, bắt kịp nhu cầu thời đại. Thay vì truyền tải kiến thức một chiều, họ dựa trên sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhận thức xã hội, khơi dậy niềm đam mê, cảm hứng sáng tạo của học sinh, dẫn dắt, đồng hành cùng các em trên hành trình chinh phục tri thức.

Ngoài những chuyến gặp gỡ giáo viên đặc biệt, chương trình còn tổ chức nhiều hoạt động vinh danh đối tượng đặc hữu này tại Hà Nội. Đều đặn hàng năm, thầy cô giáo từ các bản làng, hải đảo, chiến sĩ mang quân hàm xanh, dạy trẻ khuyết tật hay học sinh dân tộc lại hội tụ về thủ đô thăm Lăng Bác, chia sẻ mong muốn, nguyện vọng và nhận phần quà khích lệ từ Thiên Long. Với họ, đây còn là dịp để cảm nhận tình cảm giữa người với người. Không ít thầy cô giáo dù đã gắn bó với nghề hàng chục năm vẫn rơi nước mắt trong khoảnh khắc lắng nghe lời tri ân từ học sinh. Những nụ cười khi nhận sự khích lệ trở thành phần thưởng quý giá cho người tổ chức, lan tỏa cảm xúc tích cực và truyền cảm hứng cho hàng nghìn giáo viên trên dải đất hình chữ S.

“Những ngày còn khó khăn cách trở, tôi chỉ mong qua sông dễ dàng. Khó khăn mấy cũng tự động viên bản thân, nhưng đến bờ sông mà không qua được để đến lớp với học trò là điều buồn hơn cả”, cô Nguyễn Thị Hạ có 16 năm chủ nhiệm cấp 1 và trực tiếp giảng dạy tại điểm lẻ của Trường Tiểu học Xuân Đài (Tân Sơn, Phú Thọ), bày tỏ.

Trong đêm chung kết “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2019 tại Hà Nội, công trình “Thiết bị day học môn toán dành cho học sinh khiếm thị” của Nguyễn Sỹ Nam được xướng tên ở vị trí cao nhất. Dù không trực tiếp đứng trên bục giảng, nhiều đồng nghiệp tại Trung tâm phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia vẫn dành tặng anh một danh xưng với tất cả niềm trân trọng: Kỹ sư của học sinh khiếm thị.

Sỹ Nam bộc bạch chương trình đã tạo bước đệm để anh theo đuổi mục tiêu sáng tạo sản phẩm hữu ích cho học sinh khiếm thị. “Tri thức trẻ vì giáo dục” tạo môi trường, sân chơi cho những trí thức trẻ mang tâm huyết làm ra sản phẩm hữu ích cho xã hội, giáo dục, đặc biệt là trẻ em chịu nhiều thiệt thòi. “Chưa bao giờ tôi nghĩ làm công trình để giành giải thưởng. Đó là cơ duyên để đóng góp sức mình cho xã hội”, Nam bày tỏ.

Cứ thế suốt 5 năm qua, Thiên Long miệt mài tìm kiếm và tri ân những người có ý tưởng sáng tạo cho ngành giáo dục, thông qua việc phối hợp thực hiện chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” với giải thưởng 600 triệu đồng/năm. Triển khai từ năm 2016, đến nay, chương trình đã nhận được hàng trăm sáng kiến của tri thức trẻ với nhiều mô hình thiết bị sáng tạo, phương pháp giáo dục hay, nghiên cứu chuyên sâu đổi mới. Một số công trình ấn tượng có thể kể đến là giáo trình giáo dục giới tính cho trẻ em, mô hình 3D trong giảng dạy y khoa, thiết bị học đọc cho trẻ mắc hội chứng Down, hệ thống xác định học vấn bằng blockchain...

Khoảng 80% tác giả là giáo viên, bên cạnh đối tượng tri thức ngoài ngành giáo dục. Dù thuộc nhóm nào, “Tri thức trẻ vì giáo dục” cũng dành sự tri ân cho tâm huyết của họ. Bên cạnh hoạt động tôn vinh, Thiên Long còn ghi nhận nỗ lực không mệt mỏi của các tri thức trẻ bằng cách hỗ trợ để những công trình, ý tưởng của họ sớm được hiện thực hóa và ứng dụng rộng rãi. Với các trí thức trẻ, sự tri ân ý nghĩa nhất chính là việc nhìn thấy ý tưởng của mình được tiếp cận nhiều học sinh.

“Quyết tâm của cô trò là mong sản phẩm đi vào thực tế. Chúng tôi sẽ cải tiến nhằm hỗ trợ trẻ mắc hội chứng Down và chậm phát triển”, chị Thu Hà, tác giả sáng kiến thiết kế thiết bị PSE giúp trẻ mắc hội chứng Down học đọc thông qua các chủ đề của kỹ năng sống, chia sẻ.

Trong 5 nhãn hàng chiến lược của Thiên Long, Bizner tiên phong gắn liền hoạt động kinh doanh với tri ân của tập đoàn. Trong khuôn khổ “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm nay, nhãn hàng mở rộng hoạt động đến phóng viên - những người lan toả câu chuyện hay về hành trình sáng tạo vì giáo dục của tri thức trẻ. Họ đã truyền đi nhiều câu chuyện ý nghĩa, góp phần giải bài toán huy động nguồn lực xã hội để biến các sáng kiến thành hiện thực.

Không chỉ đồng hành cùng hoạt động tri ân những trí thức trẻ của tập đoàn, Bizner còn lần lượt cho ra đời các sản phẩm chất lượng, phục vụ quản lý cấp cao và doanh nhân thành đạt. Sản phẩm thuyết phục người dùng bởi thiết kế sang trọng, chứa đựng niềm tin thành công. Trao tặng sản phẩm Bizner cũng như một cách gửi gắm lời tri ân người đã dìu dắt, truyền cảm hứng và gói gọn kỳ vọng “thuận buồm xuôi gió” trong kinh doanh, công việc.

Năm nay, giá trị tri ân nhãn hàng dành cho giới doanh nhân còn tăng lên nhiều lần khi kết hợp với Công ty cổ phần sách Alpha (Alpha Books) ra mắt combo “Nâng tầm tư duy - Khẳng định đẳng cấp” gồm sản phẩm bút ký cao cấp cùng bộ sách Harvard Business Review. Ngọc Châu, nhân viên công ty về nội thất tại quận 3, chia sẻ: “Tôi chọn bộ sản phẩm gửi đến người sếp đầu tiên tại công ty cũ, hy vọng anh hiểu được sự kính trọng cũng như lời cảm ơn sâu sắc”.

Vào mùa tri ân năm nay, Bizner triển khai nhiều chương trình khuyến mại tại các cửa hàng, điểm bán văn phòng phẩm trên toàn quốc, góp phần gửi lời lời cảm ơn chân thành nhất.

Dù học tập hay kinh doanh, mỗi người đều cần sự nâng đỡ, dìu dắt để từng bước tiến đến thành công. Và vì vậy, những người truyền lửa xứng đáng được tri ân bằng tất cả niềm trân trọng. Hãy để mùa tri ân này được nới rộng, không chỉ dành cho những người thầy gắn bó với giáo dục, mà còn hướng về người dẫn dắt, truyền cảm hứng trong công việc, cuộc sống. Để từ đó, 365 ngày đều là dịp bày tỏ lòng biết ơn chân thành.

Dịp này, Thiên Long cũng như nhãn hàng sản phẩm cao cấp Bizner triển khai chương trình “Trọn lòng tri ân" tại các cửa hàng, điểm bán văn phòng phẩm trên toàn quốc, dành cho những đối tượng góp phần phát triển giáo dục, xã hội.

Giang Di Linh

Đồ họa: Ái Tân Luật