5 bước để quản lý cửa hàng văn phòng phẩm.
Nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm của người tiêu dùng rất cao. Học sinh, sinh viên, hay người đi làm cũng đều cần sử dụng. Cửa hàng văn phòng phẩm là nơi có lượng khách hàng thường xuyên mua hàng. Tuy nhiên, để kinh doanh tốt một cửa hàng văn phòng phẩm, có rất nhiều vấn đề phải lưu ý, từ cách thức kinh doanh, lựa chọn nhà cung cấp, cho đến việc quản lý cửa hàng… Việc quản lý cửa hàng cần phải được chú trọng bởi đối tượng khách hàng sử dụng văn phòng phẩm khá rộng và số lượng hàng rất lớn, đa dạng, khó kiểm soát. Dù với quy mô nào thì phương thức kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm cũng cần có cách quản lý tốt để công việc suôn sẻ, thuận tiện và mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
Sau đây là một vài cách thức để quản lý văn phòng phẩm 1 cách hiệu quả:
1. Sắp xếp bài trí văn phòng phẩm hợp lý, khoa học.
Tất cả các sản phẩm tại cửa hàng văn phòng phẩm là vô cùng đa dạng, với rất nhiều chủng loại, kích cỡ, số lượng khác nhau. Nếu không được sắp xếp bài trí một cách khoa học thì cửa hàng sẽ trông rất bề bộn, gây khó khăn trong việc bán hàng, quản lý sản phẩm, dễ nhầm lẫn, thất thoát. Việc sắp xếp khoa học giúp quản lý cửa hàng dễ dàng, thuận tiện theo dõi số lượng hàng hóa dao động trong cửa hàng để có thể cung cấp sản phẩm kịp thời nếu một sản phầm nào đó hết nhanh. Hơn nữa việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tìm kiếm thứ họ cần, và người bán hàng cũng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm cho khách.
Cách bài trí như sau:
+ Thiết kế các giá hàng song song và mỗi giá hàng có các ô khác nhau.
+ Sắp xếp sản phẩm theo từng khu vực, chia theo từng nhóm, ghi tên từng nhóm sản phẩm và dán ngay cạnh sản phẩm.
+ Sắp xếp sản phẩm trong cùng một nhóm theo mức giá từ cao tới thấp hoặc từ thấp đến cao
+ Thiết kế bản đồ, bảng hướng dẫn các loại văn phòng phẩm ngay trước giá đồ ngoài cùng để khách hàng dễ tìm đến sản phẩm họ cần.
2. Thường xuyên theo dõi các sản phẩm.
Nguồn: Internet
Các sản phẩm văn phòng phẩm có sự dao động về số lượng rất khác nhau. Có những sản phẩm hết liên tục và có những sản phẩm không phải lúc nào cũng có khách mua thường xuyên. Ví dụ như sản phẩm bút bi là sản phẩm nhanh hết hàng nhất, và sẽ phải cung cấp, bổ sung thường xuyên. Có những thương hiệu được ưa chuộng sẽ được khách hàng mua nhiều hơn, và ngược lại. Ví dụ như: Trong các thương hiệu, sản phẩm văn phòng phẩm của Thiên Long được ưa chuộng mạnh và lượng khách hàng chọn mua rất nhiều, cần thường xuyên bổ sung, dự trữ. Và việc thường xuyên theo dõi các sản phẩm cũng cho biết sản phẩm đó đang bán chạy hay không, từ đó có thể đưa ra kế hoạch nhập hàng kịp thời nếu sản phẩm đó sắp hết.
Việc theo dõi sự thay đổi của các sản phẩm cũng giúp quản lý cửa hàng chặt chẽ hơn, giúp sự sắp xếp trở nên khoa học hơn, tránh sự lộn xộn giữa các khay hàng. Nhiều khách hàng ra vào cửa hàng và việc lựa chọn hàng hóa sẽ khiến một số sản phẩm không nằm đúng vị trí cũ, điều đó gây khó khăn cho khách hàng đến sau, vì vậy việc theo dõi sắp xếp hàng hóa thường xuyên sẽ giúp phục vụ tốt nhu cầu cho khách hàng hơn.
3. Thuê nhân viên bán hàng.
Đừng bao giờ nghĩ rằng mình tự làm cũng được, thuê nhân viên là tốn kém chi phí. Với một cửa hàng văn phòng phẩm vô số mặt hàng và lượng khách hàng thường xuyên, không thể chỉ có một người quản lý. Sự sai sót trong quá trình kinh doanh sẽ càng tốn thêm chi phí và thời gian để kiểm tra lại, cuối cùng công việc kinh doanh lại không hiệu quả. Vì vậy khi mở cửa hàng văn phòng phẩm, hãy thuê nhân viên để tối ưu sự quản lý.
4. Quản lý kho.
Nguồn: Internet.
Kho đồ là nơi dự trữ sản phẩm của cả cửa hàng. Sự lộn xộn, xếp chồng trong kho sẽ gây rắc rối cho việc kinh doanh buôn bán rất nhiều, việc tìm kiếm hàng mỗi khi nhập kho và xuất kho sẽ vô cùng khó khăn và mất nhiều thời gian. Hơn nữa, nếu không quản lý theo dõi kỹ càng thì chúng ta sẽ không nắm được số lượng hàng trong kho, dễ hao tổn và thất thoát hàng hóa, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cuối tháng và lợi nhuận của cửa hàng. Chính vì vậy, kho chứa hàng cần được sắp xếp ngay ngắn và quản lý số lượng hàng hóa nghiêm ngặt.
5. Phần mềm quản lý bán hàng.
Nhiều cửa hàng văn phòng phẩm khá mất thời gian cho quá trình tổng kết tính toán cuối tháng với số lượng hàng hóa, tổng kết kho, theo dõi khách hàng, quản lý nhân viên... Sử dụng một phần mềm tốt để quản lý bán hàng, công việc quản lý cửa hàng sẽ nhẹ nhàng hơn, các báo cáo cuối tháng được tích hợp chỉ với click chuột. Hơn nữa sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên và theo dõi khách hàng thường xuyên của mình.
Hy vọng với những các thức trên đây, việc quản lý một cửa hàng văn phòng phẩm sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn, và mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho các cửa hàng văn phòng phẩm.