BÚT CHÌ BẤM SỰ CẢI TIẾN THEO THỜI ĐẠI

Ngày : 04-12-2019

Bút chì bấm hay còn được gọi là bút chì kim, bút chì cơ học, bút chì tự động hay bút chì kỹ thuật. Đối với học sinh ngày nay thì hẳn là đã quá quen thuộc với chúng, những cây bút chì bấm dễ dàng thao tác và sử dụng so với những cây bút chì gỗ mộc mạc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chúng được ra đời và thay đổi như thế nào theo thời gian.

Theo ghi chép, mẫu vật bút chì bấm được phát hiện sớm nhất là vào năm 1791. Năm 1822, Sampson Mordan và John Isaac Hawkins, hai nhà sáng chế người Anh đã được cấp bằng sáng chế cho cây bút chì bấm có thể thay ngòi và sau đó mẫu bút này đã được mua bản quyền và đưa vào kinh doanh mang nhãn hiệu là chữ viết tắt tên của hai nhà sáng chế vào giai đoạn khoảng 1823-1837.

Cứ thế từ năm 1822 tới 1874, cây bút chì bấm ngày càng được cải tiến theo bước phát triển của thời đại nhằm tối ưu hóa tiện ích của dòng bút này và đã có hơn 160 bằng sáng chế được cấp cho các nhà phát minh. Loại bút chì bấm sử dụng lò xo đầu tiên được cấp vào 1877 và 1895 loại bút có cơ chế nạp ngòi chì xoắn cũng được ra đời. Các kích cỡ ngòi chì cũng được cải thiện theo thời gian nhằm tạo sự đa năng cho cây bút từ kích cỡ ngòi 0.9mm sản xuất năm 1938 rồi đến các cỡ 0.3 , 0.5, 0.7 và cả các cỡ ngòi 1.3, 1.4mm.

1915, Hayakawa Tokuji - một công nhân chế tác kim loại ở Nhật Bản đã cải tiến bút chì bấm dựa trên các bánh cốc và sử dụng trục kim loại tạo độ bền cho bút. Cùng lúc đó ở Hoa Kỳ Charles Rood Keeran phát triển một loại viết chì bấm tương tự, về sau trở thành nền tảng cho hầu hết các viết chì kim hiện hành và nó dựa trên cơ chế của đinh vít.

Bút chì bấm được phân thành những loại theo cơ chế, ngòi chì và chất màu.

- Theo cơ chế ta có bút chì bấm giữ và bút chì bấm đẩy. Với bút chì bấm giữ sẽ giữ cho ngòi chì không bị rơi và cố định, vì được cố định bằng hai khớp hợp ly nên việc kéo hay đẩy ngòi chì phải thao tác trực tiếp lên ngòi chì bằng tay. Bút chì kim loại bấm giữ thường sử dụng các loại ngòi 2-5.6mm và ruột bút chứa tối đa 1 ngòi.

Bút chì bấm đẩy có chức năng giữ và đẩy ngòi chì về phía trước và hoạt đông theo 3 cơ chế chính là cơ chế dựa vào bánh cốc, cơ chế dựa và đinh vít và cơ chế xoay tròn. Bút chì loại này được phổ biến trên thị trường hiện nay và sử dụng ngòi nhỏ hơn 1mm.

- Ngòi chì có nhiều kích cỡ khác nhau và được phân loại mục đích sử dụng 

-         Đường kính

Công dụng

0,2mm

Vẽ kỹ thuật

0,3mm

Vẽ kỹ thuật

0,4mm

Vẽ kỹ thuật

0,5mm

1) Vẽ kỹ thuật thông thường hoặc dành cho người mới vào nghề
2) Viết vẽ thông thường

0,7mm

Viết vẽ thông thường

0,9mm

Viết vẽ thông thường, dùng cho học sinhsinh viên

1,0mm

Hiếm gặp, chủ yếu dùng cho các bút chì bấm Parker sản xuất trước năm 1950

1,18mm

Cũ hơn, sử dụng cho các loại bút chì như Yard-O-Led

1,3mm

Bút chì Staedtler và Pentel (Ngòi màu thì chỉ dành cho Pentel)

1,4mm

Dùng cho bút Faber-Castell e-Motion và loại Lamy ABC cũng như một số bút chì dành cho trẻ em của Stabilo

2mm

Bút chì bấm giữ dùng để vẽ nháp

3,15mm

Bút chì bấm giữ

5,6mm

Bút chì bấm giữ

 

- Phân loại theo chất màu tức là dựa theo tỉ lệ than chì trên chất gắn và cũng tùy theo ý muốn của người sử dụng về độ bền cũng như độ đậm nhạt của ngòi.

- Theo sự phát triển cho đến nay chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một cây bút chì bấm phổ biến đó là thân bút làm từ nhựa cứng, nhẹ mà bền.Bên cânh đó thân viết cũng được trang  bằng nhiều kiểu họa tiết vui mắt tạo sự yêu thích cho người dùng . Kích cỡ có nhiều loại từ lớn đến nhỏ phù hợp với những bàn tay to và cả tay nhỏ của các em học sinh. Bên trong có một ống nhựa dẻo hoặc cứng chạy dài theo thân viết, có chức năng giữ cho những cây ngòi đi thẳng từ trong thân ra ngoài. Có loại có lò xo ở gần ngòi viết để độ đàn hồi, đẩy cây ngòi ra được ăn, chắc hơn.

 

Trải qua nhiều giai đoạn bút chì bấm dần được cải tiến và sử dụng như một loại dụng cụ không thể thiếu đối với người dùng. Bút chì bấm là một sự khẳng định cho sự hiện đại và tiện lợi theo thời đại và nó sẽ càng được nâng cao hơn nữa cả về chức năng và kiểu dáng.